Vé máy bay giá rẻ: khuyến mãi Vietjet, Vietnam Airlines, jetstar, visatic
Tiếng Việt

Côn Đảo, thông tin du lịch hữu ích.

Thứ năm, 14/09/2017, 10:11 GMT+7

Côn Đảo đang là điểm đến đang rất được ưa chuộng hiên nay. Để giúp các bạn có thông tin cơ bản nhất về Côn Đảo, chúng tôi chia sẻ với các bạn bài viết sau đây. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng tư liệu chủ yếu từ Wikipedia. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thông tin hữu ích, đến với Côn Đảo và có trải nghiệm thú vị về vùng đất bí ẩn và xinh đẹp này.

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất là xã Vĩnh Hải, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý.

Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Địa lý tự nhiên

Côn Đảo nằm cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′ Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′ Bắc). Quần đảo gồm mười sáu hòn đảo với tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn. Địa hình đảo này là vùng đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn (577 m). Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao, từ đá mácma Mesozoi xâm nhập axít đến mácma phun trào axít và phun trào trung tính cùng các trầm tích.

Danh sách đảo

STT

TÊN ĐẢO

TÊN GỌI KHÁC

DIỆN TÍCH (km²)

GHI CHÚ

1

Đảo Côn Sơn

Côn Đảo; đảo/hòn Côn Lôn; Phú Hải

51,52

đảo lớn nhất

2

Hòn Bà

Hòn Côn Lôn Nhỏ; Phú Sơn

5,45

cách đảo Côn Sơn bởi khe nước Họng Đầm rộng không quá 20 m; trên đảo có đỉnh núi cao 321 m

3

Hòn Bảy Cạnh

Phú Tường

5,5

là điểm A5 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

4

Hòn Bông Lan

Hòn Bông Lang; hòn Bông Lau; Phú Phong

0,2

là điểm A4 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

5

Hòn Cau

Phú Lệ

1,8

nằm về phía đông bắc đảo Côn Sơn, đất đai màu mỡ; t

6

Hòn Tài Lớn

Phú Bình

0,38

là điểm A3 trên đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam

7

Hòn Tài Nhỏ

Hòn Thỏ; Phú An

0,1

 

8

Hòn Trác Lớn

Phú Hưng

0,25

 

9

Hòn Trác Nhỏ

Phú Thịnh

0,1

 

10

Hòn Tre Lớn

Phú Hoà

0,75

 

11

Hòn Tre Nhỏ

Phú Hội

0,25

 

12

Hòn Trọc

Hòn Trai; Phú Nghĩa

0,4

còn gọi là hòn Trai vì có nhiều trai ốc biển

13

Hòn Trứng

Hòn Đá Bạc; hòn Đá Trắng; Phú Thọ

0,1

trơ trụi nhưng có nhiều chim

14

Hòn Vung

Phú Vinh

0,15

nằm ngay phía nam của hòn Bà

15

Hòn Trứng Lớn

Hòn Anh

-

đảo không người, chủ yếu núi đá

16

Hòn Trứng Nhỏ

Hòn Em

-

đảo không người, chủ yếu núi đá

Khí hậu

Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 °C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7 °C đến 29,2 °C.

Thị trấn Côn Đảo

Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 106°36′10″ kinh độ đông và 8°40′57″ vĩ độ bắc. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có cao độ trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Thị trấn Côn Đảo nằm ở khoảng giữa của sân bay Côn Đảo và cảng Bến Đầm (khoảng cách ước chừng là 12 km). Thị trấn là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo.

con_dao

Sinh thái

Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo.

Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát… Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.

Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,... Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %. Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.

Hành chính

Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp, thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lý.

Ngày 16 tháng 5 năm 1882, tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.

Tháng 9 năm 1954 dưới chính quyền Quốc gia Việt Nam Thủ tướng Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ nhà tù của Pháp và đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn.

Ngày 24 tháng 4 năm 1965, tỉnh Côn Sơn đổi thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc Bộ Nội vụ. Chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chính.

Sau Hiệp định Paris (1973), chính quyền Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại đổi tên quần đảo này một lần nữa là Phú Hải. Các trại tù đều được ghép thêm chữ Phú. Giai đoạn này số tù nhân lên đến 8.000 người.

Tháng 5 năm 1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Đảo

Tháng 9 năm 1976, tỉnh Côn Đảo giải thể và chuyển thành huyện Côn Đảo thuộc thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 1 năm 1977, trở thành huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang

Tháng 5 năm 1979, trở thành quận Côn Đảo thuộc Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo

Từ tháng 10 năm 1991, Côn Đảo là huyện thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện nay Côn Đảo là một huyện có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp đến địa bàn dân cư, không có các cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.

Dân sinh

Dân số Côn Đảo tính đến cuối năm 2012 khoảng 7.500 người thuộc mười khu dân cư. Thị trấn Côn Đảo là nơi tập trung dân cư, khu nghỉ dưỡng phục vụ du khách và các đơn vị hành chính của huyện Côn Đảo.

Kinh tế

Tính đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Côn Đảo có tỉ trọng dịch vụ chiếm cao nhất (71,63%), kế đó là công nghiệp (20,20%) và cuối cùng là nông nghiệp (8,27%). GDP bình quân đầu người là 965 đô la Mỹ. Hàng năm ngành dịch vụ tăng trưởng với nhịp độ khoảng 33,7%; số khách du lịch đến Côn Đảo đạt khoảng 200.000 đến 250.000 người/năm.

Cơ sở hạ tầng

Côn Đảo đã được phủ sóng điện thoại và chất lượng sử dụng rất tốt. Hiện có bốn mạng điện thoại di động phủ sóng là Vinaphone, Mobifone, Viettel Telecom và Vietnamobile. Ngoài ra còn có mạng điện thoại cố định không dây của Viettel. Cuối tháng 8 năm 2007, Côn Đảo đã có kết nối Internet tốc độ cao ADSL, đảm bảo thông tin liên lạc. Côn Đảo có đài phát thanh và truyền hình.

Giao thông

Đường biển

Từ Cảng Cát Lỡ - Vũng Tàu, có thể đi đến Côn Đảo bằng tàu Côn Đảo 9 và Côn Đảo 10. Lịch tàu chạy được cập nhật theo tháng và không thông báo hủy chuyến (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết). Thời gian đi từ Vũng tàu đến Côn Đảo khoảng 12 tiếng với quãng đường 97 hải lý. Hiện tại chưa có tàu cao tốc khai thác tuyến này.

Cuộc sống người dân đảo phụ thuộc nhiều vào những chuyến tàu, nhất là trong những ngày gió bão tàu không chạy được. Hàng hóa không ra được đảo sẽ có thể khiến Côn Đảo rơi vào tình trạng thiếu lương thực và mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.

Trên hòn Bảy Cạnh có ngọn hải đăng lâu đời được dựng bằng công sức lao động khổ sai của các tù nhân. Lịch sử kể lại rằng vào ngày 27 tháng 8 năm 1883, Pháp cho dời hải đăng dựng tạm ở ngọn đồi phía bắc thung lũng Cỏ Ống (đảo Côn Sơn) về mỏm núi ở phía đông hòn Bảy Cạnh với độ cao và tầm chiếu sáng ưu thế hơn. Hải đăng có chiều cao tâm sáng 212 m; ánh sáng trắng, chớp nhóm 2, chu kì 10 giây. Tầm hiệu lực ban ngày là 35 hải lý còn ban đêm là 26,7 hải lý.

Đường hàng không

VASCO, một công ty thành viên của Vietnam Airlines đang là hãng hàng không khai thác chặng bay Sài Gòn Côn Đảo, Cần Thơ Côn Đảo với hàng chục chuyến bay mỗi ngày.

ve_may_bay_sai_gon_con_dao_vst

Du lịch

Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.

Tháng 5 năm 2011, tạp chí Travel + Leisure gọi Côn Đảo - nơi có "những vách đá dốc đứng bênh cạnh những bãi biển hoang sơ và làn nước xanh trong vắt" - là một trong những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới. Tương tự, Lonely Planet cũng xếp Côn Đảo vào danh sách những đảo bí ẩn và tốt nhất thế giới, đồng thời ca ngợi Côn Đảo là "thiên đường thiên nhiên với những cánh rừng rậm rạp, làn nước màu ngọc bích, những bãi cát trắng và là ngôi nhà của bò biển, cá heo, rùa biển và những rạn san hô ngoạn mục".

Ngày 5 tháng 9 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ký Quyết định số 1518/QĐ-TTG phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030, theo đó định hướng sẽ phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch hiện đại, tầm cỡ khu vực và quốc tế

Ý kiến của bạn